Telesale hay còn gọi là bán hàng qua điện thoại là phương thức đang được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng để tiếp cận khách hàng và giới thiệu, chào bán sản phẩm của mình đến tay khách hàng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cuộc gọi để tiếp cận khách hàng, nhân viên telesales phải xây dựng một kịch bản telesale bán hàng hiệu quả để có thể gây ấn tượng về sản phẩm cũng như gợi nên nhu cầu của khách hàng.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một kịch bản telesale bán hàng hiệu quả giúp bạn chốt đơn dễ dàng và tăng doanh số bán hàng của mình.
Bước 1: Mở đầu thân thiện và ấn tượng
Bước đầu tiên để xây dựng một kịch bản telesale ấn tượng và có một sự mở đầu gây được ấn tượng với khách hàng khi thực hiện cuộc gọi, bạn cần chú ý đến ngữ điệu và giọng nói của mình. Hãy để bản thân thư giãn và thoải mái với cuộc gọi, trong tâm thế của một người muốn đem lại lợi ích cho khách hàng chứ không phải là năn nỉ họ mua hàng của mình. Hãy nói với âm điệu thân thiện, hứng khởi, và giới thiệu tên mình cũng như gọi tên người khách hàng mình đang nói chuyện cùng.
Ví dụ, trong kịch bản telesale ấn tượng bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng của mình như sau: “Em Ngọc chào chị Nga, chị Nga ơi em gọi đến từ Công ty truyền thông quảng cáo Media chuyên cung cấp các giải pháp marketing hiệu quả cho doanh nghiệp,..”
Bước 2: Gây ấn tượng với nội dung cuộc gọi và tạo sự tương tác với khách hàng
Khi giao tiếp qua điện thoại, khách hàng có thể dễ dàng mượn cớ để cúp máy và kết thúc cuộc trò chuyện khi cảm thấy cuộc gọi của bạn không đáng được quan tâm. Bởi vậy, cần có kịch bản telesale hiệu quả để khách hàng giữ máy và tiếp tục nghe nội dung bạn trình bày là rất cần thiết. Hãy đề cập ngay đến lợi ích của sản phẩm bạn sẽ mang đến bằng cách lồng ghép khéo léo vào lời giới thiệu.
Ví dụ: “Em Hương gọi đến từ bên dịch vụ marketing hoàn hảo, với cam kết giúp các doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng ngay trong tháng sử dụng đầu tiên,..”
Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị những câu hỏi trong kịch bản telesale bán hàng để hỏi khách hàng, tránh việc độc thoại một mình sẽ khiến khách hàng mất tập trung và cũng để thể hiện sự quan tâm của một tư vấn viên đối với nhu cầu của khách hàng. Nhiều khách hàng họ cứ để máy qua một bên để bạn nói một mình mà họ không nghe nữa đấy, vì vậy bạn cần phải có sự tương tác khi nói chuyện với khách hàng.
Bước 3: Chốt đơn hoặc đề xuất một cuộc gặp mặt trực tiếp
Với các sản phẩm giá trị thấp, khách hàng có thể quyết định mua trong cuộc gọi đầu tiên, bạn có thể nêu ra các chương trình khuyến mãi đang áp dụng để thúc đẩy khách hàng mua hàng, ví dụ: “thông thường sản phẩm này bên em áp dụng mức giá …./sản phẩm, nhưng hiện tại công ty đang có chương trình khuyến mãi nhân dịp……..và chỉ còn………thời hạn khuyến mãi là hết tháng này,..”
Với các sản phẩm có giá trị cao (bất động sản, hợp đồng dịch vụ thường xuyên,,,) và khách hàng không thể quyết định ngay lập tức, hãy cố gắng hẹn một cuộc gặp mặt trực tiếp từ phía khách hàng. Bạn cũng nên lưu ý đưa ra các phương án trong kịch bản telesale bán hàng cho khách hàng lựa chọn, ví dụ: “Vậy em có thể hẹn gặp anh vào thứ Ba hay thứ Tư được ạ?” Sau khi khách hàng trả lời, bạn tiếp tục đưa ra phương án vào buổi sáng hay buổi chiều để khách hàng lựa chọn.
Nếu khách hàng báo bận, đang có đợt công tác, hãy sắp xếp một cuộc hẹn xa hơn nhưng hợp lý, hoặc hẹn gọi lại sau để sắp xếp một cuộc hẹn khi khách hàng hết bận.
Bước 4: Kết thúc cuộc gọi
Để có cuộc gọi ấn tượng tốt với khách hàng trong kịch bản telesale bán hàng, trước khi kết thúc cuộc gọi, bạn hãy nói lời cảm ơn và tạm biệt, đợi khách hàng cúp máy rồi bạn mới cúp, hãy nhớ, đừng bao giờ cúp máy trước khách hàng để thể hiện sự tôn trọng và phòng trường hợp khách hàng đang còn điều muốn hỏi bạn. Đó sẽ là kịch bản telesale bán hàng hiệu quả.
————————————————————
DooPage – Phần mềm tăng tốc bán hàng đa kênh
trên MỘT nền tảng DUY NHẤT
Tại sao bạn không đầu tư một công cụ bán hàng tốt nhất để chăm sóc HÀNG NGÀN khách hàng từ ĐA KÊNH một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất.