Không thể phủ nhận rằng mô hình bán hàng trên mạng xã hội mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, không phải chủ đầu tư nào cũng có thể gặt hái được thành công với mô hình kinh doanh này. Nếu bạn không muốn là một trong số đó thì cần lưu ý tránh xa những sai lầm dẫn đến thất bại sau đây.
Sự bùng nổ của Internet và các mạng xã hội đã khiến hình thức bán hàng trên mạng hay còn gọi kinh doanh online, bán hàng online đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi mà công việc mua sắm và bán hàng chỉ thông qua một cú nhấp chuột. Mô hình kinh doanh này mang lại những lợi ích cho cả người mua và người bán như: linh hoạt về thời gian và không gian, quy trình mua bán hết sức nhanh chóng và thuận tiện, giá cả cạnh tranh và dễ dàng so sánh cũng như tiết kiệm chi phí vận hành và nhân sự.
Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt “ trăm người mua vạn người bán” thì không phải ai cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ mô hình này. Thực tế cho thấy có rất nhiều đơn vị đối mặt với thất bại, thậm chí là phá sản khi bán hàng trên mạng xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là bởi những yếu tố sau đây:
1. Bán hàng trên mạng thất bại bởi thiếu sự chuẩn bị
Để tạo ra một mô hình bán hàng trên mạng thành công đòi hỏi bạn phải có công tác chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn cần tìm tòi, xâu chuỗi nhằm nghiên cứu chuyên sâu thị trường, lựa chọn mặt hàng mang tính chiến lược, phân khúc và xác định khách hàng mục tiêu cũng như nghiên cứu những đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến thương hiệu mình.Bên cạnh đó, bạn phải xác định được ưu điểm nổi trội, khuyết điểm, lợi thế và thách thức của thương hiệu mình tạo ra nhằm xây dựng những chiến lược marketing, chiến lược bán hàng phù hợp nhất. Nếu bạn nóng vội bỏ qua bước này thì khi mô hình bán hàng trên mạng xã hội thực sự vận hành sẽ phải vật lộn tìm cách điều chỉnh sai lầm, sử lý sự cố cũng như bù đắp những thiếu xót khiến cho công việc kinh doanh trở nên trì trệ và thiếu chuyên nghiệp.
2. Thất bại vì muốn kinh doanh nhưng ngại đầu tư
Đây là một trong những nguyên nhân khiến kế hoạch bán hàng trên mạng xã hội của thương hiệu chìm nghỉm trong hàng triệu thương hiệu khác. Bạn muốn thu lợi nhuận nhưng sợ rủi ro, sợ thua lỗ dẫn đến muốn tận dụng những tài nguyên có sẵn và ít chi phí cho việc kinh doanh.
Một ví dụ điển hình cho vấn đề này chính là việc lấy hình ảnh của thương hiệu khác để đăng lên các kênh bán hàng của mình. Những hình ảnh này có thể khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, đồng thời nghi ngờ sự xác thực của thương hiệu. Chưa kể, nếu sự việc bị đối thủ cạnh tranh phát hiện có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối và ảnh hưởng đến uy tín.
Có thể nói tâm lý muốn thu lợi nhuận nhưng sự hạn chế đầu tư về chất xám và tài chính đã phần nào biểu hiện được bức tranh kinh doanh không mấy sáng sủa.
3. Bán hàng trên mạng thất bại vì không tạo được sự khác biệt
Ở một thời đại có quá nhiều sự cạnh tranh, sự khác biệt là một trong những điều then chốt để khẳng định tên tuổi của thương hiệu. Và để tạo ra điều đó bạn không thể có tư tưởng cho việc sử dụng hình ảnh có sẵn, đăng bài đăng với nội dung dài dòng nhàm chán, hay những chiến dịch quảng cáo như tất cả thương hiệu khác.
Sự khác biệt có thể đến từ sản phẩm, cạnh tranh giá cả, chương trình khuyến mãi, nội dung quảng cáo… thực sự có tác dụng gây chú ý. Bạn phải xác định rõ ràng chỉ khi làm những gì không ai làm thì thương hiệu mới có những gì không thương hiệu nào có được.
4. Thất bại vì thiếu sự kiên nhẫn
Bất cứ một mô hình kinh doanh nào đều muốn thu về lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên hãy phân biệt được đâu là tham vọng và đâu là lòng tham. Bạn nên tránh tư tưởng tham lam khi bán hàng trên mạng khi “ đứng núi này trông núi nọ”, bán quá nhiều mặt hàng, hay thay đổi mặt hàng liên tục chỉ vì thấy nó đang hot.
Kiên trì và niềm tin là điều bạn cần có vì một sản phẩm không thể được khách hàng đón nhận trong ngày một ngày hai. Việc bỏ cuộc dễ dàng và thay đổi liên tục khi công việc kinh doanh không như mong đợi sẽ tạo ra lỗ hổng kinh tế nghiêm trọng.
5. Thất bại vì không chăm sóc khách hàng cũ
Đồng ý rằng bán hàng trên mạng xã hội phải liên tục mở rộng phạm vi tiếp cận để tìm kiếm nhóm khách hàng mới thì mới đạt được thành công. Tuy nhiên không ít thương hiệu đã sai lầm khi quá tập trung vào việc thu hút khách hàng mới mà quên đi chăm sóc khách hàng cũ.
Nghiên cứu cho thấy khách hàng thân thiết có thể mang lại con số lợi nhuận cao gấp 10 lần so với khách hàng mới. Và dĩ nhiên để khiến một thành viên trở nên gắn kết với thương hiệu, doanh nghiệp phải làm công tác kết nối. Một thương hiệu cho khách hàng cảm giác được quan tâm, hỏi han, và giải đáp nhiệt tình cũng như những chính sách đãi ngộ sẽ kích thích lòng tin, thiện cảm để giữ chân khách hàng. Thông qua đó thương hiệu còn có thể hưởng lợi thông qua những lời quảng cáo truyền miệng mà không một phương tiện marketing nào tốt hơn.
Trên đây là 5 nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự thất bại trong mô hình bán hàng trên mạng. Ngoài ra, thực tế bạn có thể sẽ gặp rất nhiều những nguyên nhân lớn nhỏ khác. Do đó, chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà đâm đầu vào bán hàng trên mạng. Bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch kinh doanh đúng hướng và chi tiết, cũng như lường trước những rủi ro có thể gặp phải trước khi bước vào mô hình kinh doanh bán hàng trên mạng xã hội.