Sàn thương mại điện tử Lazada đang được nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm, và câu hỏi chính được đặt ra là liệu các cá nhân bán hàng trên Lazada sẽ có được những gì. Bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào phân tích ưu điểm và nhược điểm khi bán hàng trên Lazada để bạn đọc giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Có nên bán hàng trên Lazada ?”
1. Bán hàng trên Lazada là gì?
Lazada là một trang thương mại điện tử startup năm 2012, trải qua chặng đường hình thành đầy khó khăn Lazada đã phát triển bền vững để trở thành một trong những thương hiệu sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Lazada cung cấp đa dạng sản phẩm của rất nhiều ngành hàng như: nội thất, đồ dùng công nghệ, vật dụng gia đình, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ, đồ dùng thể thao, đồ chơi…
Lazada kinh doanh theo mô hình trung gian các cá nhân bán hàng trên Lazada online, cung cấp giải pháp vận chuyển và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, với quy trình thanh toán tiện lợi.
Tính đến tháng 1 năm 2006, Lazada đã hợp tác với 3000 nhà cung cấp với hơn 500.000 sản phẩm hàng hoá. Cùng với đó đến tháng 3/2016 Lazada có khoảng 35 trung tâm điều phối và đội ngũ vận chuyển hàng hoá Lazada Express chuyên nghiệp.
2. Ưu điểm khi bán hàng trên Lazada
Lazada đang là sàn thương mại điện tử lớn nhất nước ta được Alibaba mua lại nên cơ hội bùng nổ sẽ rất cao. Ngoài Facebook thì Lazada là trang để các tổ chức cũng như cá nhân bán hàng trên đó cũng như nghĩ đến đầu tiên khi muốn bán hàng online.
Một trong những ưu điểm khi bán hàng trên Lazada là tỷ lệ hoa hồng khá hấp dẫn dành cho chủ gian hàng, đến 10% cho các mặt hàng thời trang, 5% cho thiết bị điện tử và 8% cho các dòng sản phẩm khác. Chưa kể, hoạt động mở gian hàng và bày bán sản phẩm là hoàn toàn miễn phí, chủ doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trên Lazada sẽ chỉ mất phí nếu sử dụng các dịch vụ bổ trợ của Lazada. Đây là một thuận lợi đáng kể cho nhà kinh doanh đặc biệt là những người mới chập chững kinh doanh online. Với mức lợi nhuận trên, câu hỏi “có nên bán hàng trên Lazada?” có lẽ đã có được câu trả lời.
Bên cạnh đó, hệ thống hậu cần, bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng và bảo mật thông tin cực kỳ tốt, đội ngũ nhân lực tại đây đa số là những người trẻ giàu nhiệt huyết và có tác phong chuyên nghiệp. Khi các doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng trên Lazada, họ được đảm bảo về chất lượng hàng hoá chứ không cần đi giới thiệu xuất xứ sản phẩm (trừ ngành gia dụng và điện tử). Chủ shop còn được đăng tải số lượng sản phẩm không giới hạn lên Seller Center.
>>> Xem về tuyệt chiêu bán hàng trên Lazada hiệu quả tại: https://doopage.com/tuyet-chieu-ban-hang-tren-lazada-hieu-qua/
3. Hạn chế của sàn thương mại Lazada
Khi bán hàng trên Lazada, chủ gian hàng phải chịu thêm các chi phí như chi phí lấy hàng, phần trăm chiết khấu, chi phí giao hàng khá lớn. Ngoài ra, thời gian giao hàng của Lazada là khá lâu so với các shop tự giao hàng, thường mất từ 4-8 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn đặt hàng.
Một hạn chế nổi cộm khác có thể thấy ở cơ chế hoạt động của Lazada là tình trạng “giam” vốn, thanh toán vốn cho chủ doanh nghiệp hay cá nhân bán hàng trên Lazada mất khá nhiều thời gian. Mặc dù đơn hàng đã hoàn thành quy trình giao nhưng việc thanh toán tiền không diễn ra ngay lúc đó mà phải đi theo quy định của Lazada. Đồng thời quy trình đăng ký và bán hàng không hề đơn giản, cần phải thông qua các loại giấy tờ có liên quan cũng là một cản trở ngăn cản chủ doanh nghiệp và cá nhân tham gia bán hàng.
Cuối cùng, do Lazada là một trang thương mại điện tử riêng lẻ, không tích hợp thống nhất với website hay facebook của shop nên rất dễ xảy ra trường hợp bỏ lỡ đơn hàng của khách cũng như không kiểm soát được hàng còn trong kho hay không. Rất nhiều trường hợp, khi khách đặt hàng thì chủ shop mới phát hiện là hết hàng, thời gian nhập hàng về là quá lâu nên không có hàng kịp giao cho khách và đành phải chịu mức phạt khá cao của Lazada. Nếu chỉ với vài đơn hàng trong ngày thì bạn có thể kiểm soát được nhưng khi con số này lên đến hàng trăm, hàng ngàn thì thật không dễ dàng gì.
4. Có nên bán hàng trên Lazada?
Để giải quyết câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào các trường hợp kinh doanh riêng thì mới có đáp án phù hợp nhất.
Trong trường hợp cá nhân và doanh nghiệp không có vốn hoặc cạn vốn cần xoay vòng vốn nhanh thì lời khuyên là không nên chọn hình thức bán hàng trên Lazada. Cá nhân và doanh nghiệp có thể cảm thấy đuối và mệt mỏi khi luôn cần lượng SKU lớn vì nếu không giao hàng sau 48 tiếng từ lúc có đơn hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân phải đối mặt với mức phạt 200.000 đồng trên mỗi đơn hàng.
Trường hợp nếu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt mức 15-20% và bản thân doanh nghiệp cá nhân có nguồn vốn ổn định, nguồn hàng dồi dào cũng như có thể trao đổi với Lazada điều khoản thanh toán theo kỳ thì không có lý do gì để không đầu tư. Lúc này bạn sẽ có thể dựa vào kênh bán hàng này để đẩy mạnh mở rộng thị trường nhằm thu lợi nhuận để phát triển bền vững hơn. Do đó, cá nhân bán hàng trên Lazada sẽ có được nhiều lợi ích từ trang thương mại điện tử này.
Cuối cùng, khi cá nhân lựa chọn bán hàng trên Lazada nên chú trọng đến khâu kiểm soát đơn hàng, hàng hóa để có thể quản lý tốt nhất, tránh tình trạng vừa mất tiền phạt lạị vừa giảm uy tín của shop. Hiện nay, trên thị trường có một số phần mềm quản lý bán hàng đa kênh có thể giúp doanh nghiệp, chủ shop quản lý được đơn hàng, số lượng hàng tồn kho từ nhiều kênh khác nhau rất hiệu quả. Bạn có thể nghiên cứu và tham khảo thêm về phần mềm này để có chọn lựa tốt nhất: