Ngày nay, việc tiếp cận khách hàng thông qua quảng cáo trên facebook đã không còn xa lạ với các nhà bán hàng online. Các chủ shop có thể dễ dàng đưa sản phẩm của mình tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên facebook thông qua các bài post quảng cáo hấp dẫn. Người dùng có thể dễ dàng bắt gặp các sản phẩm phù hợp với ý thích và nhu cầu của bản thân khi lướt news feed. Từ đây, nhu cầu sử dụng các phần mềm quản lý inbox, comment chuyên dụng được ra đời.
Thông thường, nếu có nhu cầu đặt mua, người dùng sẽ comment trực tiếp trên facebook và chờ phản hồi từ người bán. Tuy nhiên, chính cách đặt hàng “thô sơ” này dễ khiến khách hàng trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo, lấy thông tin đặt hàng trên comment để gửi hàng hóa chất lượng thấp, hàng giả mạo nhằm chiếm đoạt tiền.
Còn với chủ shop, cách đặt hàng này dễ dẫn đến tình trạng thất thoát đơn, cướp đơn, hậu quả là thất thoát doanh thu nặng nề nếu so với chi phí quảng cáo phải bỏ ra.
Để giải quyết những vấn đề đó, trên thị trường đã xuất hiện các phần mềm quản lý comment với nhiều tính năng hiện đại, hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm qua các tính năng của các phần mềm quản lý comment phổ biến.
1. Tính năng ẩn comment đặt hàng
Như đã nói ở trên, việc đặt hàng thông qua comment dễ mang đến nhiều vấn đề cho shop. Chính vì lẽ đó, các phần mềm quản lý comment trên thị trường hỗ trợ chủ shop ẩn các comment đặt hàng chứa thông tin về địa chỉ, số điện thoại hoặc đơn giản chỉ là các comment yêu cầu tư vấn.
Ngoài ra, chủ shop cũng có thể lựa chọn ẩn comment trên các bài viết nhất định. Hãy thử tưởng tượng nếu khách hàng vào bài viết của bạn mà chỉ thấy các bài viết mà không có bất cứ comment nào xem? Thật tệ phải không nào. Thế nên, tính năng này là vô cùng hữu ích giúp fanpage của shop vẫn có tương tác tốt mà vẫn kiểm soát được đơn hàng trên comment.
2. Tính năng tự động trả lời khách comment
Một cách hay là tự động trả lời các comment đặt hàng của khách để gián tiếp xác nhận đơn hàng cho khách. Bằng cách này, chủ shop có thể dễ dàng tạo thiện cảm với khách cũng như nhắc nhở khách về đơn hàng mình đã đặt.
Đây là tính năng khá cơ bản và được hỗ trợ bởi hầu hết các phần mềm quản lý comment trên thị trường. Tuy nhiên, chủ shop cần để ý vì các phần mềm có giá thấp hiện chỉ hỗ trợ tự động trả lời với nội dung hạn chế, không hỗ trợ tag hay nội dung cá nhân hóa. Do đó, chủ shop cần xác nhận với đơn vị cung cấp để chắc chắn phần mềm quản lý đáp ứng được nhu cầu.
3. Tính năng inbox cho khách bình luận trên nhiều fanpage bằng phần mềm quản lý comment
Gần đây, với sự ra mắt của Messenger Platform, Facebook đã cho phép chủ shop inbox trực tiếp với khách hàng comment trên bài post của fanpage. Tuy nhiên, hiện tại facebook chỉ mới hỗ trợ phản hồi trên từng fanpage riêng lẻ mà thôi.
Nắm bắt được nhu cầu inbox cho khách trên nhiều fanpage, các phần mềm quản lý comment như pancake, Doopage đã tích hợp tính năng quản lý inbox tập trung, thích hợp cho chủ shop bán hàng trên nhiều fanpage.
Không dừng lại ở đó, chủ shop còn được tận dụng tính năng phần quyền quản trị nhân viên mạnh mẽ. Từ đó, dễ dàng kiểm soát bán hàng, tránh tình trạng nhân viên tuồn đơn hàng ra ngoài bán riêng.
4. Tính năng báo cáo, thống kê comment
Bên cạnh các tính năng “kĩ thuật” nhằm mục đích bán hàng thì tính năng thống kê cũng là thành phần không thể thiếu của một phần mềm quản lý comment hiệu quả.
Thống kê lượng comment, tỉ lệ chuyển đổi từ comment thành đơn hàng sẽ giúp chủ shop dễ dàng đánh giá được hiệu quả tư vấn của nhân viên, sở thích của khách hàng cũng như mức giá phù hợp.
Lời kết: các phần mềm quản lý hiện nay vô cùng phong phú, đa dạng, hỗ trợ nhiều nhu cầu khác nhau của chủ shop. Vậy nên, khi lựa chọn, chủ shop cần tham khảo kĩ về mức giá cũng như các giới hạn để đảm bảo phần mềm đáp ứng được nhu cầu của mình.