“Khách hàng cũ – khách hàng mới” luôn là câu hỏi đau đầu dành cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Các doanh nghiệp thì có xu hướng luôn muốn tìm kiếm khách hàng mới mặc dù chi phí cho việc ngày càng ngày tăng. Có một nghiên cứu từ phòng thương mại của Hoa Kỳ cho thấy cũ. Hơn nữa, trường đại học Harvard School of Business công bố rằng cứ tăng tỷ lệ duy trì khách hàng lên 5% thì có thể tăng lợi nhuận lên đến 25% -95%.
Lý do khách hàng mua hàng xong không quay lại?
68% khách hàng rời bỏ một thương hiệu vì họ không hài lòng với những dịch vụ mà họ nhận được.
14% khách hàng rời bỏ một thương hiệu vì họ không hài lòng với sản phẩm mà họ mua.
9% khách hàng rời bỏ một thương hiệu để tiến hành giao dịch với một đối thủ cạnh tranh.
Từ thống kê trên ta nhận thấy điều, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng mà họ nhận được mơi quyết định khách hàng có gắn bó với sản phẩm, thương hiệu của bạn hay không
=> Vì vậy việc giữ chân khách hàng cũ hay tìm khách hàng đều như nhau. Vấn đề nằm ở dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt là khách hàng cũ như thế nào mới giúp bạn tăng được doanh thu.
Dưới đây DooPage sẽ gợi ý đến bạn một số mẹo chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả
1. Tạo cho khách hàng cũ một trải nghiệm tốt
Trước khi sản phẩm hay dịch của bạn bán ra cho khách hàng, bạn phải đảm bảo nó là tốt nhất. Điều này giúp cho khách hàng được trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm dịch vụ bạn mang lại. Với khách hàng sẽ thường dễ nhớ đến lỗi lầm hơn là những lần bạn làm tốt về sản phẩm hay dịch vụ và với lần làm không tốt đó họ sẽ “truyền miệng” với người thân bạn bè gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.
2. Xây dựng niềm tin cho khách hàng
Tâm lý mua hàng chung của khách hàng đó là sẽ tưởng những doanh nghiệp có chất lượng tốt mà họ từng sử dụng qua sản phẩm. Họ có thể truyền miệng lại những người thân về sản phẩm mà họ đã từng được trải nghiệm với sản phẩm của bạn. Điều này rất có ích với doanh nghiệp vì họ không tốn một đồng nào vào marketing như mang lại hiệu quả cao. Nhưng để xây dựng được lòng tin ban đầu thì lại rất khó.
Các doanh nghiệp nên nghiên cứu và tìm hiểu khách hàng tiềm năng của mình để khám phá những giá trị họ chia sẻ, cũng như để hiểu được vai trò của mình trong giá trị ấy.
3. Là một chuyên gia trong lĩnh vực mình kinh doanh
Để xây dựng lòng tin tưởng của khách hàng thì việc đầu tin là bạn cần có một kiến thức đủ sâu và rộng để tư vấn cho khách hàng bất cứ lúc nào. Cho khách hàng những lời khuyên có ích khi họ đang phân vân nhưng nhớ tất cả mọi lời khuyên đều hướng về sản phẩm của mình. Luôn có những thông báo về các chương trình khuyến mãi hay những thay đổi cho khách hàng biết.
4. Luôn hành động thay vì đợi xảy ra vấn đề
Doanh nghiệp của bạn phải luôn chủ động chăm sóc khách hàng cũ một cách chủ động. Thay vì ngồi đợi khách hàng phản hồi lại bạn có thể chủ động nhắn tin hỏi thăm khách. Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng về những vấn đề liên quan đến chăm sóc khách hàng.
Khiến khách hàng nghĩ rằng bạn vẫn quan tâm đến họ sau khi họ đã mua hàng sẽ giúp giữ chân được họ với thương hiệu.
Kết luận
Có rất nhiều chiến lược hiệu quả để tăng tỷ lệ duy trì, giữ chân khách hàng cũ. Chiến lược này không phải luôn là món quà tặng xa hoa hay những bữa ăn đắt tiền; đôi khi chỉ là một cuộc điện thoại đến khách hàng cũ nói rằng bạn vẫn đang thực sự quan tâm đến dịch vụ mình đã cung cấp cho họ, thậm chí hiệu quả còn có thể đi xa hơn những điều vật chất đem lại.