CRM là viết tắt của Customer Relationship Management (Quản lý quan hệ khách hàng). Khái niệm này đề cập đến các hệ thống thuộc lĩnh vực kinh doanh được thiết kế để quản lý các tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông thường, một hệ thống CRM được sử dụng bởi nhân viên bán hàng và sẽ có tính năng tự động hóa bán hàng. Phần mềm CRM được lập trình để giúp bạn xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và nâng cao sự tin cậy của khách hàng.
Phần mềm CRM là gì?
Hệ thống CRM là nền tảng Công nghệ thông tin thực hiện chức năng lưu trữ và quản lý tất cả dữ liệu khách hàng và tương tác hai bên trên cơ sở thông tin đến từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn này có thể bao gồm thông tin khách hàng được thu thập từ trang Web, Email, cuộc gọi, chat, v.v. Điều tuyệt vời của phần mềm này chính là tất cả mọi thứ bạn cần đều được thu thập về một nơi. Vì thế, công tác quản lý quan hệ khách hàng sẽ trở nên đơn giản và toàn diện hơn. Bạn sẽ có được cái nhìn xuyên suốt quy trình bán hàng của mình. Ngoài ra các thông tin cần thiết cho việc quản trị quan hệ với khách hàng như tình trạng đơn hàng, tình trạng hàng hóa, các vấn đề khách hàng đang gặp phải cũng sẽ được quản lý và sắp xếp dễ dàng bởi CRM.
Đưa đội nhóm của bạn bước sang trang mới
Đầu tư vào một hệ thống CRM đem lại hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp của bạn và khuyến khích sự hợp tác của nhóm. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, hệ thống CRM của bạn được cập nhật theo thời gian thực và được truy cập thông qua trình duyệt của bạn.
Nhóm của bạn có thể truy cập vào hệ thống từ bất cứ nơi nào họ đang làm việc. Điều này cho phép họ dõi theo các đầu mối kinh doanh mà không cần phải nỗ lực gấp đôi như trước nữa. Do đó, sẽ không có gì bị bỏ sót hoặc bị lãng quên.
Những lợi ích đã được chứng minh của việc sử dụng phần mềm CRM bao gồm: nâng cao hiệu quả, năng suất, tăng trưởng doanh số và dự báo kinh doanh.
Cách lựa chọn CRM phù hợp
Thực ra không phải một phần mềm CRM duy nhất sẽ có thể ứng dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp bất động sản sẽ cần CRM khác so với doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc, thiệt bị máy móc. Tương tự CRM cho các ngành như dịch vụ, du lịch, nhà hàng cũng sẽ rất khác vì đặc thù của ngành.
Nếu doanh nghiệp của bạn chủ yếu là bán hàng offline thì các phần mềm CRM có tích hợp POS như KiosViet, Mocha, Sapo… sẽ phù hợp với bạn nhiều hơn.
Tuy nhiên đối với kinh doanh online thì phức tạp hơn, một CRM tốt nên có thể kết hợp với việc quản lý được inbox, tin nhắn của khách hàng online như DooPage, Pancake, Harapage…