So sánh Pancake với Doopage – 2 công cụ hỗ trợ bán hàng đa kênh hiệu quả – sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đối chiếu về mỗi phần mềm, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình.
Ngày nay kinh doanh online đã trở nên phổ biến và đang trên đà phát triển mạnh. Do đó các chủ doanh nghiệp cần dùng đến phần mềm quản lý bán hàng để việc kinh doanh trở nên đơn giản, nhẹ nhàng và khai thác triệt để tiềm lực dồi dào trên các kênh bán hàng online. Thế nhưng phần mềm hỗ trợ bán hàng nào là tốt nhất vẫn là nỗi băn khoăn muôn thuở. Để giúp các bạn đưa ra được lựa chọn dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ “đặt lên bàn cân” hai phần mềm phổ biến nhất hiện nay: Pancake và Doopage.
1. So sánh Pancake và Doopage về số kênh bán hàng hỗ trợ
Pancake và Doopage là 2 phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng online hiệu quả được nhiều doanh nghiệp tin dùng hiện nay. Trong đó Pancake là phần mềm do người Việt sáng tạo, hỗ trợ chủ yếu trên các kênh bán hàng như Facebook, Shopee, Lazada, Tokopedia. Đến nay Pancake được xem là phần mềm hỗ trợ kinh doanh online có “tuổi đời” lâu nhất.
Còn Doopage là một phần mềm tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng vì nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Amazon nên phát triển khá “thần tốc”. Hiện tại Doopage là phần mềm tích hợp nhiều kênh bán hàng nhất trên thị trường. Theo đó, Doopage cho phép người dùng quản lý cả Facebook Fanpage, Facebook Cá Nhân, Zalo, Shopee, Lazada, Sendo và cả Call Center.
2. So sánh Pancake với Doopage về tính năng
Nhìn chung, với bản chất là một phần mềm quản lý kinh doanh online, cả Pancake và Doopage đều cung cấp các tính năng cơ bản như:
– Tính năng quản lý bình luận, tin nhắn.
– Chức năng ẩn hoặc bỏ qua bình luận.
– Chức năng trả lời nhanh theo mẫu thiết lập sẵn.
– Chức năng lọc và thống kê thông tin khách hàng, doanh thu, tổng đơn…
Ngoài các tính năng cơ bản trên, Pancake có một tính năng riêng đó là cảnh báo khách hàng xấu (khách hay bom hàng), giúp doanh nghiệp cân nhắc trước khi vận đơn. Tuy vậy, trên thực tế, dù đã nhận cảnh báo nhưng nhiều khi doanh nghiệp vẫn sẽ giao đơn hàng vì không muốn bỏ sót một khách hàng nào.
Như vậy nói về tính năng độc đáo thì Doopage vẫn “nhỉnh” ở chỗ:
– Phân phối khách hàng tới từng nhân viên tư vấn và có lưu lại thông tin nhân viên tiếp nhận.
– Cho phép trao đổi nội bộ giữa các nhân viên tư vấn, giữa người quản lý với nhân viên ngay trong khung chat với khách hàng (khách sẽ không nhìn thấy).
– Cho phép sử dụng đa khung chat, cho phép nhân viên tư vấn chat cùng lúc với nhiều khách hàng.
– Đặc biệt là tích hợp đầy đủ với các đơn vị vận chuyển ở Việt Nam như Viettel Post, VNPost, Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh. Hấp dẫn hơn các đối tác này sẽ giảm giá phí giao hàng từ 2 – 15% cho các đơn hàng tạo qua DooPage.
3. So sánh Pancake với Doopage về giá dịch vụ
Về Pancake, giá dịch vụ gói cơ bản 1 năm có giá 1.050.000 VNĐ. Tuy nhiên gói thấp nhất này chỉ dùng được cho 1 Fanpage và 3 nhân viên. Nếu khách hàng có nhiều Fanpage thì giá dịch vụ sẽ nhân thêm theo số lượng Fanpage đăng ký. Ngoài ra, Pancake chỉ cho phép kích hoạt khi khách hàng thanh toán từ 6 tháng trở lên.
Về Doopage, giá dịch vụ niêm yết của phần mềm này khá cao so với thị trường. Thế nhưng nếu khách hàng đăng ký ngay lúc này thì sẽ được hưởng ưu đãi 100 coupon mua 1 lần dùng vĩnh viễn cho 3 Fanpage chỉ 990.000 VNĐ, hoặc 1.990.000 VNĐ dùng cho tận 10 Fanpage.
Ngoài ra, Doopage còn cho phép khách hàng mở rộng quản lý inbox sang các kênh khác như Facebook cá nhân, Livechat, Zalo OA, Shopee. Như vậy, nếu tính toán kỹ thì thấy rằng sử dụng phần mềm Doopage vẫn là giải pháp tiết kiệm hơn nhiều đối với những doanh nghiệp có từ 2 Fanpage trở lên và bán hàng trên nhiều kênh online khác nhau.
4. So sánh Pancake với Doopage về hiệu quả bán hàng
So với phần mềm Pancake, Doopage có một giao diện khung chat khác. Đó là gộp comment và inbox của khách hàng về chung một khung chat chứ không tách riêng như Pancake. Dù vậy nếu cần người dùng vẫn có thể lọc comment và inbox riêng ra. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý tổng thể phản hồi của khách hàng hơn.
Ngoài ra Doopage còn có tính năng phân phối từng khách hàng đến với từng nhân viên tư vấn. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhân viên tranh giành khách hoặc vì tị nạnh nhau mà “bỏ rơi” khách. Với mỗi lượt chat với khách hàng, thông tin nhân viên tiếp nhận khách đều được hệ thống lưu lại cụ thể, có cơ sở để quản lý kiểm soát và đối chiếu khi cần.
Như vậy, nhờ có Doopage, hiệu quả quản lý cũng như chăm sóc khách hàng được nâng cao hơn rất nhiều. Từ đó hiệu quả bán hàng cũng sẽ được cải thiện đáng kể và doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.
Tóm lại mỗi phần mềm Pancake và Doopage đều có những ưu điểm riêng và đều giúp hỗ trợ cho công việc kinh doanh online trở nên thuận lợi, dễ dàng. Với những khía cạnh so sánh Pancake với Doopage trên đây, bạn đọc sẽ nắm bắt được đặc điểm chính của mỗi phần mềm, từ đó lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất với điều kiện và mục đích kinh doanh của mình.